Tất tần tật những điều mẹ cần biết về Vitamin nhóm B cho trẻ

 Khi con kém hấp thu, chậm tăng cân… bố mẹ thường được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn bổ sung thêm vitamin nhóm B, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu thông tin hay vai trò của chúng. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Vitamin nhóm B là một nhóm dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mỗi ngày. Các vitamin B thường tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu, hỗ trợ sức khỏe não bộ, hệ thần kinh nói chung. 

1. Vitamin nhóm B là gì?

Vitamin nhóm B là tổng hợp của 8 loại vitamin tan trong nước, với đặc điểm công thức hóa học có sự tương đồng. Bao gồm:

- Vitamin B1 (Thiamine)

- Vitamin B2 (Riboflavin)

- Vitamin B3 (Niacin)

- Vitamin B5  (Axit Pantothenic)

- Vitamin B6 (Pyridoxin)

- Vitamin B7 (Biotin)

- Vitamin B9 (Axit Folic)

- Vitamin B12 (Cyanocobalamin, Methylcobalamin)

Với đặc tính tan trong nước nên các vitamin nhóm B có thể bị cơ thể đào thải ra ngoài qua đường bài tiết. Do đó, để duy trì lượng vitamin nhóm B ổn định trong cơ thể, bố mẹ nên bổ sung cho bé hàng ngày qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung.

2. Vitamin nhóm B đóng vai trò gì đối với sức khỏe trẻ nhỏ?

Mỗi vitamin B có một vai trò khác nhau đối với sức khỏe của trẻ nhỏ, cùng chuyên gia dinh dưỡng VHN Bio khám phá công dụng của từng loại ngay sau đây.

2.1. Vai trò của vitamin B1

- Vitamin B1 giúp tăng khả năng tập trung, giảm tình trạng trầm cảm, mệt mỏi … ở trẻ, vì nó được tìm thấy trong nhiều mô và dây thần kinh. 

- Tham gia vào quá trình phân hủy carbohydrate thành năng lượng, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.

- Trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh beriberi. Đây là bệnh tê phù chân, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa và tim.

2.2. Vai trò của vitamin B2

- Vitamin B2 tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả từ chế độ ăn hàng ngày.

- Vitamin B2 còn tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, cũng như vận chuyển oxy đến tế bào.

- Vitamin B2 thực sự cần thiết cho các hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến giáp. Nó giúp điều chỉnh tâm trạng, kích thích sự thèm ăn, chống stress và làm dịu hệ thần kinh.

- Vitamin B2 đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát các gốc tự do, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường miễn dịch.

2.3. Vai trò của vitamin B3

- Vitamin B3 giúp cân bằng chất béo, giảm cholesterol xấu, đồng thời tăng mức cholesterol tốt. Nhờ đó, giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh lý về tim mạch và huyết áp liên quan.

- Vitamin B3 có thể ngăn chặn sự phá hủy insulin của cơ thể. Nhờ vậy, việc bổ sung B3 sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 1 với nhóm trẻ có nguy cơ cao.

- Trẻ thiếu hụt vitamin B3 trầm trọng có thể dẫn đến bệnh Pellagra. Vì vậy, bổ sung B3 là phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này.

2.4. Vai trò của vitamin B5

- Vitamin B5 giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể, phá vỡ màng bám tích tụ ở thành mạch. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả.

- Hỗ trợ thần kinh tham gia vào quá trình tạo acetylcholine, giúp gửi thông điệp từ não đến các cơ quan trong cơ thể.

- Giữ cho tinh thần trẻ ổn định, giảm mệt mỏi, lo âu.

- Làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.

- Vitamin B5 còn giúp cơ thể tạo kháng thể, chống lại tác nhân gây bệnh.

2.5. Vai trò của vitamin B6

- Cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng trầm cảm.

- Ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng cách hỗ trợ sản xuất Hemoglobin. Thiếu vitamin B6, trẻ sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém tập trung.

- B6 có vai trò đặc biệt trong việc giảm nồng độ homocysteine, liên quan đến bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, thiếu vitamin B6 còn làm tăng cholesterol trong máu và gây tắc nghẽn động mạch.

- Cải thiện sức khỏe của mắt, ngăn ngừa các bệnh về mắt, nhất là thoái hóa điểm vàng.

2.6. Vai trò của vitamin B7

- Vitamin B7 là một mắt xích quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và chất béo cho cơ thể.

- Kích thích mọc tóc, giải quyết các vấn đề về da như bong tróc, da khô,…

Sự có mặt của B7 giúp glucose chuyển hóa dễ dàng. Điều này vô cùng có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường.

- Vitamin B7 giúp phôi thai có thể phát triển bình thường, vì vậy đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu.

2.7. Vai trò của vitamin B9

- Vitamin B9 rất quan trọng trong quá trình sản xuất tế bào bạch cầu, hồng cầu. Từ đó hạn chế bệnh thiếu máu ở trẻ.

- Vitamin B9 còn tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh của não. Thiếu dưỡng chất này, trẻ sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm, tự kỷ, rối loạn thái độ.

- Vitamin B9 được biết đến như một chất xúc tác, giúp giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc với cơ thể.

2.8. Vitamin của vitamin B12

- Giúp tái tạo tế bào hồng cầu, phòng chống thiếu máu.

- Hỗ trợ sức khỏe xương, tăng cường mật độ khoáng xương, từ đó giảm nguy cơ loãng xương.

- Thúc đẩy sức khỏe thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.

- Cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng của trầm cảm.

- Bổ sung vitamin B12 giúp trẻ ghi nhớ và nhận thức tốt hơn.

3. Thực phẩm nào giàu vitamin nhóm B

- Thực phẩm giàu vitamin B1: Bố mẹ có thể giúp các bé bổ sung đủ vitamin B1 thông qua các loại thực phẩm hàng ngày như:

+ Các loại đậu: Đậu hà lan, vừng, đậu phộng.

+ Các loại rau xanh.

+ Các loại thịt, cá, trứng.

+ Gạo và ngũ cốc.

+ Sữa cũng được biết đến là loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin B1 dồi dào.

- Thực phẩm giàu vitamin B2: Vitamin B2 được tìm thấy trong các loại cá như cá trích, cá hồi,... và đặc biệt là cá thu. Cứ 85g cá thu sẽ chứa khoảng 0,49mg vitamin B2. Bên cạnh đó, vitamin B2 cũng có thể được nạp thông qua các loại thực phẩm dinh dưỡng khác như:

+ Các loại thịt như thịt bò, lợn.

+ Một quả trứng luộc sẽ cung cấp khoảng 12% vitamin B2.

+ Sữa và các sản phẩm từ sữa: Một ly sữa sẽ chứa 12% lượng vitamin B2.

+ Rau xanh và trái cây.

+ Các loại hạt: Hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt điều,...

- Thực phẩm giàu vitamin B3:

+ Các loại thịt: Thịt heo, thịt gà, thịt bò...

+ Các loại cá: Cá hồi, cá cơm, cá ngừ...

+ Các loại rau củ quả như khoai tây, súp lơ, măng tây,...

- Thực phẩm giàu vitamin B5: Vitamin B5 có nhiều trong các thực phẩm quen thuộc hàng ngày như:

+ Các loại rau củ như cà chua, đậu lăng, bông cải xanh...

+ Các loại thịt, gan bò, trứng...

+ Cá hồi đặc biệt tốt cho bé khi cần bổ sung vitamin.

- Thực phẩm giàu vitamin B6: 

+ Bổ sung vitamin B6 thông qua các thực phẩm như thịt heo, thịt gà, thịt vịt. Các phụ huynh có thể sử dụng các loại thịt này để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng cho bé. 

+ Cá cũng được biết đến là nguồn cung cấp vitamin B6 như cá hồi, cá bơn, cá ngừ.

+ Các loại trái cây và rau củ như ớt chuông, bông cải xanh, đậu Hà Lan, chuối,...

- Thực phẩm giàu vitamin B7:

+ Cà rốt là loại củ chứa hàm lượng vitamin B7 cao, rất tốt cho mắt. Phụ huynh cần lưu ý chế biến đa dạng các món ăn từ cà rốt để mắt sáng nhé.

Bên cạnh đó, các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó có hàm lượng vitamin B7 dồi dào, giúp cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch.

+ Khoai lang: Trong một phần khoai lang nấu chín sẽ có khoảng 2,4 mcg vitamin B7.

- Thực phẩm giàu vitamin B9:

Thêm vào khẩu phần ăn của bé các loại thực phẩm giàu vitamin B9 như bông cải xanh, ớt chuông đỏ, măng tây, các loại trái cây và nước ép.

Các phụ huynh cũng có thể bổ sung vitamin B9 thông qua các thực phẩm chức năng với liều dùng từ 200 µg/ngày cho trẻ em từ 4-8 tuổi.

- Thực phẩm giàu vitamin B12:

Bổ sung vitamin B12 cho trẻ em nhờ vào các thực phẩm giàu đạm động vật như sữa, thịt, hải sản, trứng. Ngoài ra, vitamin B12 còn có trong các loại ngũ cốc ăn sáng, thực phẩm được làm từ đậu nành,…

4. Liều lượng bổ sung vitamin nhóm B 

Ngoài việc cung cấp vitamin nhóm B cho trẻ qua các thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bố mẹ có thể bổ sung cho con thông qua các thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tùy vào từng độ tuổi thì liều lượng bổ sung sẽ khác nhau, theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, bố mẹ có thể tham khảo liều lượng bổ sung vitamin nhóm B cho con như sau:

5. Những lưu ý khi bổ sung vitamin nhóm B cho bé

Vitamin nhóm B tan trong nước nên chúng không thể dự trữ trong cơ thể mà sẽ được bài tiết theo đường nước tiểu hàng ngày. Việc cung cấp vitamin nhóm B đều đặn mỗi ngày cho trẻ rất quan trọng, trong trường hợp trẻ biếng ăn, hấp thu kém, rối loạn chuyển hóa… thì việc bổ sung từ các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như Scumin Gold là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, trước khi cho con dùng, bố mẹ nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn đúng liều lượng. Tránh trường hợp bổ sung thiếu hoặc dư thừa gây ảnh hưởng xấu đến thể trạng của bé.

Đối với trường hợp bổ sung vitamin B cho bé từ sản phẩm sữa, bố mẹ nên ưu tiên lựa chọn loại sữa có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín, được công nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để con yêu khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Trên đây là những thông tin cơ bản bố mẹ cần biết trước khi bổ sung vitamin nhóm B cho trẻ. Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dinh dưỡng cũng như việc bổ sung vitamin và khoáng chất đúng cách cho trẻ, bố mẹ vui lòng liên hệ Hotline 0247.1060.666 hoặc Zalo 0936.653.545 để gặp bác sĩ/ dược sĩ của Viện Dinh dưỡng VHN Bio hỗ trợ tư vấn miễn phí.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao nên thay màn hình iPhone tại BKsmart

Giới thiệu chi tiết các loại nắp thùng xe bán tải xu hướng năm 2024

ĐƠN VỊ LẮP DỰNG GIÀN GIÁO AN TOÀN CHUYÊN NGHIỆP | SAKON